CHẾ ĐỘ ĂN CHO PHỤ NỮ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Hotline hỗ trợ: 0906.88.1508 - 0989.32.0205

Địa chỉ: 21 Nguyễn Văn Thạnh, P. Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức

CHẾ ĐỘ ĂN CHO PHỤ NỮ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
05/07/2023 08:30 PM 535 Lượt xem

    CHẾ ĐỘ ĂN CHO PHỤ NỮ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

    Đái đường thai kì xuất hiện khi đường huyết tăng cao trong quá mang thai ở người mẹ trước đó hoàn toàn bình, bệnh thường xảy ra sau tuần thứ 24 - 28.

    enlightenedĐiều trị nền tảng của bệnh là

    - Kiểm soát chế độ ăn → là quan trọng                                               

    - Tập luyện thể dục → khoảng 5 buổi trên 1 tuần, mỗi buổi 30 phút, như đi bộ, bơi lội,yoga,... Và nếu chế độ ăn và luyện tập chưa kiểm soát được đường huyết hoặc không đảm tăng trưởng tốt cho thai nhi.                          

                    

    enlightenedChế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ

    Theo tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua, chế độ ăn lành mạnh bao gồm có đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo và chất xơ . Theo đó, khuyến cáo với chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ như sau:

    Dưỡng chất

    Tổng năng lượng ăn vào

    Chất đạm

    12 – 20%

    Chất bột đường

    50 – 55%

    Chất béo

    25 – 30%

    Chất xơ

    20 – 35g / ngày

     

    Để tránh tình trạng đường huyết tăng cao, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, trong đó phải bao gồm 4 nhóm thực phẩm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.                     

       •Về thực phẩm nhóm tinh bột Hầu hết tinh bột đều thủy phân thành đường (glucose), rất cần thiết cho sức khỏe người mẹ và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết, vì thế mẹ bầu nên ăn vừa đủ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết, như: Gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám.                                                                   

                    

    Người mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn các loại đậu nguyên hạt                 

     • Nhóm chất đạm : Mẹ bầu nên ăn cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa, bởi đây đều là thực phẩm giàu chất đạm, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

    • Nhóm chất béo : Mẹ bầu nên sử dụng các loại thịt nạc giàu chất đạm như thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và cá. Ngoài ra, nên ăn các loại hạt có dầu, sử dụng dầu thực vật để chiên xào, nấu nướng                                   

     • Nhóm rau củ : Mẹ bầu nên ăn ít nhất 500 – 600g rau xanh mỗi ngày. Theo đó, nên ăn rau trước các bữa chính để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, bởi rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột.                                      

    • Nhóm trái cây : Mẹ bầu nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, sơ ri, kiwi xanh,... Mẹ bầu có thể sử dụng hoa quả sau bữa ăn và nên ăn cả phần cái để tận dụng chất xơ có trong các loại hoa quả.         

    • Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa :  nguồn cung cấp năng lượng giàu canxi và đạm cùng nhiều các dưỡng chất khác. Tuy nhiên để tránh lượng đường huyết tăng cao, mẹ bầu nên sử dụng sữa tách béo/ít béo, sữa tươi không đường, phô mai,...

    enlightened Một số thực phẩm mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần tránh

    Các thực phẩm làm tăng lượng đường như bánh kẹo, trái cây, kem, chè. Đồng thời, giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, mì,.. để phòng ngừa tăng huyết áp.

    Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng, lục phủ ngũ tạng, da động vật. Tránh các đồ uống có chứa nồng độ cồn và chất kích thích.

    enlightened Một số lưu ý về chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ         

    Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết cũng như hạn chế được tối đa biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Theo đó, mẹ bầu nên chú ý về chế độ ăn như sau:

    Nên phân chia các bữa ăn thành các bữa ăn phụ và bữa ăn chính, thời gian cách nhau từ 2 - 3 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, chia đều lượng tinh bột để duy trì lượng đường huyết ổn định.

    Trong cả bữa ăn phụ và bữa ăn chính cần có một số chất đạm lành mạnh để kiểm soát lượng đường huyết và duy trì năng lượng cho cả ngày.

    Trong các bữa ăn phụ nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa không đường, sữa chua, phô mai, sữa đậu nành hoặc các loại hạt dinh dưỡng.

    Hạn chế sử dụng các các thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, mì ăn liền, khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh.

    Uống đầy đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý điều độ.

    enlightened Bảng chỉ số đường huyết các loại thực phẩm thường dùng còn được gọi là Glycemic Index (GI). Được xếp hạng trên thang điểm từ 1 đến 100. Có 3 nhóm:

    Thực phẩm có GI thấp: ít hơn hoặc bằng 55 điểm.

    Thực phẩm có GI trung bình: 56 đến 69 điểm.

    Thực phẩm có GI cao: 70 đến 100 điểm.

    Thực phẩm

    Lượng gram carbohydrate

    Giá trị GI trung bình

    Khoai tây

    34

    80

    Khoai lang

    24

    61

    Cà rốt

    6

    47

    Đậu xanh

    11

    48

    Đậu nành

    13

    17

    Táo

    15

    40

    Chuối

    27

    58

    Bánh mì trắng

    14

    72

    Bánh mì nguyên cám

    12

    71

    Bánh mì hạt lứt

    12

    53

    Bột yến mạch khô

    27

    58

    Gạo lứt

    45

    66

    Cơm

    45

    72

     

     

     

     

    Zalo
    Hotline