💢💢Quản lý trường hợp thai kỳ nguy cơ cao cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, theo dõi chặt chẽ, và sự phối hợp tốt của mẹ bầu từ ngay khi bắt đầu mới có thai💯💯
💬 Ngay khi biết có thai bs đã tính chỉ số BMI biết được bầu có dư cân 👉 lên kế hoạch chế độ ăn phù hợp hạn chế tăng cân
💬 Phát hiện tăng huyết áp 3 tháng đầu 👉 sử dụng thuốc điều trị HA duy trì và dự phòng tiền sản giật có thể tiển triển trong 3 tháng cuối thai kỳ
💬 26 tuần test dung nạp đường thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ 👉 lên kế hoạch chế độ ăn hạn chế ngọt + tinh bột, kết hợp tập thể dục để kiểm soát đường huyết ổn định mà không cần dùng thuốc hạ đường huyết
🫃🤱 38 tuần huyết áp tăng cao, nguy cơ tiền sản giật ghép trên nền có tăng huyết áp mạn 👉 và bầu được chỉ định nhập viện và sanh khỏe mạnh. Bé có hạ đường huyết nhẹ ngay sau sinh (thường gặp khi mẹ bị tiểu đường) và đã được cho bú sớm.
💬Việc quản lý không chỉ dừng ở đây. Người mẹ cần được theo dõi cho đến 6 - 12 tháng sau sinh, vì nguy cơ bị đái đường typ2 và tiếp tục quản lý huyết áp lâu dài
💥 Qua trường hợp này để thấy rằng, việc quản lý thai kỳ nguy cơ cao: béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp... thật sự không khó, nếu có sự theo dõi chặt chẽ của Bs và phối hợp tốt của thai phụ 💯