Mang thai và sức khỏe răng miệng

Hotline hỗ trợ: 0906.88.1508 - 0989.32.0205

Địa chỉ: 21 Nguyễn Văn Thạnh, P. Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức

Mang thai và sức khỏe răng miệng
17/11/2023 05:06 PM 331 Lượt xem

    Mang thai và sức khỏe răng miệng

    Một cách để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ là cải thiện sức khỏe răng miệng của mẹ bầu. Mang
    thai có thể khiến phụ nữ dễ mắc bệnh nha chu và sâu răng. Sức khỏe răng miệng có thể được
    coi là một phần quan trọng trong chăm sóc trước khi sinh, vì sức khỏe răng miệng kém khi
    mang thai có thể dẫn đến hậu quả sức khỏe kém cho mẹ và bé.
    1. Mang thai và bệnh nha chu
    Gần 60 đến 75% phụ nữ mang thai bị viêm nướu, giai đoạn đầu của bệnh nha chu xảy ra khi
    nướu trở nên đỏ và sưng do viêm, tình trạng này có thể trầm trọng hơn do thay đổi nội tiết tố
    trong thai kỳ.
    1.1. Răng bị lung lay
    Nếu bệnh viêm nướu không được điều trị, xương nâng đỡ răng có thể bị mất và nướu có thể bị
    nhiễm trùng. Răng có ít xương hỗ trợ có thể trở nên lung lay và cuối cùng có thể phải nhổ bỏ. 
    1.2. Ảnh hưởng viêm nha chu lên thai kỳ
    Viêm nha chu cũng có liên quan đến kết quả thai kỳ kém, bao gồm sinh non và nhẹ cân. Tuy
    nhiên, viêm nha chu có thể dẫn đến kết quả bất lợi cho thai kỳ như thế nào vẫn chưa được hiểu
    đầy đủ.

    2. Mang thai và sâu răng
    Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ bị sâu răng do thay đổi hành vi, chẳng hạn như thói
    quen ăn uống.
    3. Ảnh hưởng đến trẻ sau sinh
    Phụ nữ có nhiều vi khuẩn gây sâu răng khi mang thai và sau khi sinh có thể truyền vi khuẩn này
    từ miệng sang miệng của con họ. Việc em bé tiếp xúc sớm với những vi khuẩn này và các loại

     

    đường khác, chẳng hạn như thường xuyên ăn vặt hoặc bú bình khi đi ngủ, có thể dẫn đến sâu
    răng ở trẻ nhỏ và cần phải chăm sóc răng miệng kỹ càng khi còn nhỏ.
     Cứ 4 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì có 1 người bị sâu răng không được điều trị.
     Con của những bà mẹ bị sâu răng hoặc mất răng không được điều trị tích cực có nguy cơ
    bị sâu răng khi còn nhỏ cao hơn gấp 3 lần so với trẻ bình thường.
     Trẻ em có tình trạng sức khỏe răng miệng kém có nguy cơ phải nghỉ học vì đau răng cao
    gần gấp 3 lần.
    4. Chăm sóc răng miệng thế nào?
    4.1. Trước khi mang thai: Khám răng miệng phát hiện sớm các vấn đề để điều trị kịp thời
    4.2. Trong thời kỳ mang thai:
     Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua,
    mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, cố
    gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên
    uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
     Chải răng 2 lần/ngày (sáng, tối)
     Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày.
     Súc miệng sạch sau khi ăn.
     Lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

    Chăm sóc răng miệng là an toàn và quan trọng trong thai kỳ.
    4.3. Sau khi sinh
    Cũng như trong thời kỳ mang thai luôn phải giữ gìn răng miệng thật tốt. Khi nuôi con một
    lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường
    xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con

    bú. Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên
    hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé.
    Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc
    phải.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    https://www.cdc.gov/oralhealth/publications/features/pregnancy-and-oral-health.html
    March 18, 2022

    Zalo
    Hotline